Trải nhiệm Hyundai Tucson với động cơ tăng áp

Tucson là dòng xe khá thân thuộc của Hyundai trên thị trường thế giới cũng như tại Việt Nam, chiếc xe cùng với SantaFe, Sonata và Elantra hợp thành bộ 4 xe Hyundai được ưa chuộng nhất trên thị trường toàn cầu, góp phần làm nên sự thành công của thương hiệu Hàn Quốc. Hãy cùng với Hyundai Trường Chinh trải nghiệm điều làm nên sự thành công đó.

Hyundai Tucson sở hữu động cơ tăng áp dung tích 1.6 lít cho công suất tối đa 177 mã lực, lực mô-men xoắn cực đại 265 Nm. Thoạt nhìn, động cơ của Tucson hơi thua thiệt một chút khi so chỉ số công suất tối đa với CX-5 và CR-V (hai mẫu xe Nhật đều có công suất tối đa 188 mã lực).

Tuy nhiên, đại diện hãng đã chia sẻ với tôi rằng hệ thống tăng áp của Tucson không có nhiệm vụ “tạo ra nhiều công suất nhất có thể” mà ngược lại, nhiệm vụ chính của hệ thống này là “bổ sung công suất một cách mượt mà và ít gây khó chịu, ít gây “sốc” nhất”.

Lợi thế của Tucson 2018 là lực mômen xoắn cực đại đến từ khối động cơ 1.6, lên tới 265 Nm ở dải vòng tua cực thấp và trải rộng: trọn bộ 265 Nm đến ngay từ tua máy 1.500 vòng/phút và duy trì đến 4.500 vòng/phút! Điều này mang lại sự thuận tiện không nhỏ khi bạn vận hành xe trong các tình huống thực tế.

Mẫu xe mang trải nghiệm tốt nhất

Trên lý thuyết và cả trong thực tế sử dụng hàng ngày, động cơ của Tucson có lợi thế hơn đáng kể so với động cơ nạp khí tự nhiên của Mazda CX-5 hay động cơ tăng áp 1.5L của Honda CR-V.

Bạn chỉ cần khẽ nhấp chân ga là chiếc Tucson đã sẵn sàng thể hiện toàn bộ lực kéo 265 Nm, trong khi CX-5 cần tua máy 4.000 vòng/phút để phát huy trọn vẹn lực kéo 251 Nm. Honda CR-V cũng cần tới tua máy 2.000 vòng/phút để đạt lực kéo tối đa 240 Nm.

Trong các tình huống di chuyển ở tốc độ thấp, tua máy thấp, rõ ràng Hyundai Tucson cho cảm giác xe “bốc” hơn, vọt hơn khi bạn lái xe trong thành phố. Một lợi thế khác của động cơ tăng áp là khả năng tiết kiệm xăng nếu như bạn điều tiết chân ga hợp lý để ít đánh thức hệ thống tăng áp.

Chẳng có gì là miễn phí cả: tăng áp hoạt động > nhiều khí và nhiên liệu nạp vào buồng đốt hơn > tăng công suất, tốn xăng hơn. Tất nhiên, người lái cần 1 khoảng thời gian để làm quen với 1 chiếc xe có động cơ tăng áp, và chắc chắn động cơ nạp khí tự nhiên sẽ cho trải nghiệm mượt mà và dễ nắm bắt nhất.

Xem thêm bảng giá xe Hyundai Grand i10 hatchback

Một “vũ khí” cũng quan trọng không kém của Hyundai Tucson là hộp số 7 cấp ly hợp kép. Trong khi CX-5 sở hữu hộp số ly hợp đơn 6 cấp với bộ biến mô truyền thống, CR-V được trang bị hộp số CVT thì chắc chắn hộp số ly hợp kép 7 cấp của Tucson là một lợi thế không nhỏ, nhất là đối với nhóm khách hàng trẻ, ưu thích cảm giác lái thể thao.

Các chế độ nổi bật

Chuyển sang chế độ Sport, hộp số của Tucson cho cảm giác sang số thực sự dứt khoát và không hề chậm trễ một chút nào. Lẫy gạt chuyển số trên vô lăng cũng cho cảm giác bấm rất đã – nó kêu “khực khực” với một độ đầm nhất định chứ không kêu “cạch cạch” một cách khá …nhôm nhựa như trên vài mẫu xe tôi từng trải nghiệm.

Khi để chế độ Normal hay Eco, hộp số 7 cấp cũng sang số vô cùng mượt mà, gần như không thể cảm nhận. Tuy nhiên, vì kết cấu ly hợp khô nên trong một số trường hợp, nhất là khi đột ngột tăng tốc ở vận tốc thấp, bạn sẽ thoáng cảm thấy dường như bộ côn bị trượt nhẹ. Dù vậy, trải nghiệm với Hyundai Tucson cũng rất tích cực, hộp số ly hợp kép cho cảm giác lái đầy ấn tượng.

Tucson sở hữu hệ thống treo dạng McPherson trước, liên kết đa điểm sau khá tiêu chuẩn trong phân khúc. Hệ thống treo làm khá tốt nhiệm vụ của nó, cách ly thân xe khỏi dao động dọc và ngang tương đối tốt. Nhờ bộ lốp có bề ngang lên tới 245 mm, lớn hơn CX-5 (225 mm) và CR-V (235 mm), Tucson vào cua khá tự tin với độ vặn xoắn thân xe ở mức chấp nhận được đối với một chiếc CUV đô thị.

--->> Xem thêm bảng giá Hyundai 2018 tại Trường Chinh Hyundai

Tổng hợp và biên tập
https://hyundaisaigon.net.vn/