Toyota Hilux hay Ford Ranger - đối thủ nào nặng ký hơn?

Thị trường xe ngày càng đa dạng, nên thật khó để nói giữa Toyota Hilux và Ford Ranger, mẫu xe nào vượt trội hơn. Hãy cùng Toyota Hiroshima Tân Cảng nghiên cứu để có được sự lựa chọn cho riêng mình nhé.

Nội ngoại thất

Về kích thước tổng thể, các phiên bản Hilux 2018 đều có số đo là 5260 x 1835 x 1860 mm (DxRxC). Trong khi đó, Ford Ranger có kích thước khá đa dạng tùy phiên bản.

Khoảng sáng gầm xe của Hilux lên đến 222mm trong khi đối thủ chỉ có 200mm. Thêm vào đó, góc thoát trước của Hilux lớn, mang lại cho chiếc bán tải của Toyota lợi thế di chuyển linh hoạt trên đường off-road.

Trọng lượng toàn tải lớn nhất của Hilux đạt 2.755kg, nhẹ hơn thông số tương tự ở đối thủ tới 445kg, giúp mẫu SUV tiêu hao nhiên liệu ít hơn.

Trang bị đèn sương mù, tay nắm cửa mạ crom được trang bị cho tất cả phiên bản của dòng xe Nhật. Ở dòng xe của Mỹ lại có vài bản không có trang bị này.

Nhìn chung không gian nội thất của cả 2 dòng bán tải này đều không có nhiều điểm đáng để nói. Tiện nghi âm thanh của cả 2 đều chỉ dừng ở mức trung bình với dàn CD 1 đĩa, radio AM/FM. Tuy nhiên Ranger có phần nổi hơn khi một số phiên bản có chi tiết ghế bọc da pha nỉ, vô-lăng bọc da, hệ thống âm thanh 6 loa. Ở Hilux, chỉ có lựa chọn ghế nỉ, âm thanh phát ra từ 4 loa.

Động cơ và an toàn

Khối động cơ diesel của Ford mang lại sức mạnh đáng kinh ngác cho chủ thể của nó. Các mẫu 2.2L đều có thể đạt mức công suất tối đa 148 mã lực tại 3700 vòng/ phút , momen xoắn tối đa là 375 Nm tại dải vòng tua 1500 – 2500 vòng/phút. Phiên bản 3.2L mạnh mẽ hơn với công suất tối đa lên đến 200 mã lực tại số vòng tua thấp 3000 vòng/phút, momen xoắn đạt 470 Nm tại dải vòng tua 1750 – 2500 vòng/phút.

Xem thêm bảng giá xe Hiace 2018

Trong khi đó, Toyota Hilux chỉ có 2 phiên bản động cơ. Loại 2.5L đạt 142 mã lực tại 3400 vòng/phút, momen xoắn cực đại đạt 343 Nm tại dải vòng tua thấp 1600 -2800 vòng/phút. Mẫu 3.0L không có nhiều khác biệt khi công suất tối đa 161 mã lực tại 3400 vòng/phút và momen xoắn 343 Nm ở dải vòng tua rộng hơn 1400 – 3200 vòng/phút.

Mặc dù so về thông số, dòng xe của Nhật không bằng đối thủ nhưng với dải vòng tua thấp và rộng, giúp xe lên số nhanh, tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng bù lại, Ranger sử dụng hộp số 6 cấp chỉnh tay/tự động hiệu quả hơn hộp số tay 5 cấp của đối thủ.

Các phiên bản Hilux đều trang bị hệ thống phân phối lực phanh theo tải trọng, hệ thống chống bó cứng phanh tiêu chuẩn, trong khi ở một vài phiên bản của Ranger lại không lắp hệ thống này. Bù lại ở một số phiên bản, Ranger được trang bị thêm hệ thống cân bằng điện tử, khởi động ngang dốc, camera lùi và cảm biến lùi, số lượng túi khi nhiều hơn đối thủ.

Qua phần phân tích trên có thể đánh giá sơ lược về 2 đối thủ như sau: Ranger có thế mạnh về sức mạnh động cơ và tính an toàn, nhưng Hilux mang lại cảm giác lái và mức tiêu hao nhiên liệu ưu việt hơn. Thật khó để lựa chọn giữa 2 dòng xe này.

--->> Xem thêm bảng giá Toyota 2018 tại Hiroshima Tân Cảng Toyota

Tổng hợp và biên tập 
https://www.toyotahiroshima.net/